LỜI CHA DẠY

NHÀ CÓ NGƯỜI SẮP QUA ĐỜI

 

  1. Người gia đình báo cho Tổ quy biết để gia đình nhờ Tổ quy giúp đỡ việc tang gia đỡ bối rối.
  2. Trước khi liệm vong vào quan tài, nhớ tránh giờ xấu:

Từ 11 giờ đến 14 giờ là 3 tiếng xấu.

Trong 3 giờ này không liệm người chết, làm trong 3 giờ này là giờ phạm, giờ chạm không an vong.

Từ 11 giờ đến 12 giờ là giờ chạm, trùng.

Từ 12 giờ đến 13 giờ là giờ trùng.

Từ 13 giờ đến 14 giờ là giờ chạm, trùng.

  1. Giờ chạm là từ 17giờ đến 18 giờ, giờ này không an, không đẹp cho vong.
  2. Ai mất vào những giờ này là xấu, khổ hồn vong, khổ cả người nhà, ai hợp sẽ khổ lây.
  3. Một ngày đêm 24 tiếng chỉ có 1 tiếng trưa từ 12 giờ đến 13 giờ là giờ trùng và 3 tiếng chạm quan xấu.
  4. Còn ngoài ra có giờ đẹp an, có giờ bình thường, người mất đi an nhàn mát mẻ.
  5. Khi chọn các giờ đ ể lo việc:

– Liệm vong;

– Giờ đưa tang;

– Giờ hạ huyệt;

– Giờ phục hồn;

Đều phải tránh các giờ: trùng; chạm trùng; chạm.

  1. Tự các gia đình cứ đối chiếu với sách đã ghi để an tâm khỏi lo nghĩ.
  2. Đừng ai đi xem bói, xem sách thầy mo, họ sẽ nói sai, dọa nạt để nhà phải lo cúng lễ theo thầy phán liên thiên tốn tiền phí công.
  3. Nhà có nghiệp âm, người hợp nghiệp hay phải gánh khổ mất đi giờ không an đẹp. Nếu đi vào những giờ trên phải lo lễ giải để hết khổ hồn vong, hết khổ gia đình con trai, con gái, cháu, chắt Nội, ai hợp sẽ khổ lây.
  4. Không gửi vong lên chùa, chùa không ai cho phép giữ được vong trùng và vong chạm, gửi lên chùa là gia đình làm điều bất hiếu với vong và sai hoàn toàn với Luật, Lệnh Thánh.
  5. Người từ 15 tuổi trở lên mất, gia đình được phép liệm xong thờ kèn qua đêm.
  6. Khi liệm viết sớ như trong sách số 2 có bài đã ghi để đọc hóa trước khi niệm, kính nhờ các Quan liệm vong âm cho gia đình được an nhàn mát mẻ (nói 3 lần) rồi mời thợ kèn, trống chuẩn bị…
  7. Gia đình đếm đầu con cháu, anh em để xé khăn tang, áo tang và chuẩn bị lễ phát tang; lễ phát tang là khi trình các Quan Thiên, các Quan Thần giáng về liệm giúp; phát tang trước khi liệm vong, người nhà cầm sẵn khăn áo trong tay, khi vong được bó gói là đội khăn.
  8. Đúng giờ thông báo và giờ xin phép các Quan, trần nổi trống 3 hồi 9 tiếng xong là đọc bài liệm, mượn míc của thợ kèn đọc to, dõng dạc, đọc xong gia đình, con cháu, anh em mới khóc vong, những người được phân công vào liệm bó gói cho vong không được yểm bất cứ các thứ gì vào người, vào quan tài, chỉ bỏ ít gạo + ít muối là đủ. Tuyệt đối cấm không ai được bỏ tiền thật, tiền mã vào trong quan tài, ai cố tình bỏ vào nhà ấy sẽ bị các Quan ghi tội. Vong âm không tiêu tiền thật ở dưới âm, vong không phải chi tiêu, mua bán thứ gì, vong không phải làm gì như khi sống; con cháu có lòng cúng lễ ngày mùng 1, ngày rằm, giỗ, tết là được, chay, mặn tùy tâm, không cúng đồ mã.
  9. Người nhà trùng tuổi, trùng tháng sinh với người mất mới phải tránh giờ liệm và giờ mở ván thiên khi bốc mộ.
  10. Còn người ngoài họ cùng tuổi không phải tránh; chỉ trong người nhà anh em ruột, bố, mẹ, con cháu 3 đời gần mới phải tránh 15 phút.
  11. Cờ tang đã có sẵn của địa phương, không ai phải sắm cờ khác.
  12. Khăn, áo tang không nên đi thuê mướn, phải sắm lấy để dùng, hết 3 năm khi lễ đoạn tang xong hóa khăn, áo tang là trọn vẹn với một người mất, không dùng chung người này qua người khác là sai.
  13. Người chết ngoài đường, chết ở viện, chết đuối được đưa về nhà, không phải kiêng kỵ gì.

Các thủ tục trên đây là Luật của Thánh Thần nước Việt Nam cho phép, là thuần phong mĩ tục của nước Việt Nam, đạo lý làm người tri ân, vĩnh biệt, chia ly, báo đền công đức..

Các việc khác đã có bài ghi dạy trong sách này là đúng Luật, Lệnh Đạo Trời – Đạo Nước.