LỜI CHA DẠY

LUẬT TANG CHO VONG

  1. Ai ai cũng phải một lần

Khi thác xa phần dương thế xuống âm

Khi thác vong phải lặng thầm

Hồn lìa khỏi xác vong âm gia đình

Muốn rằng con cháu vong linh

Anh em Nội, Ngoại gia đình xót thương

Hãy nhớ Luật của Thiên Vương

Cho vong được hưởng đèn hương tại nhà

Một ngày ba buổi tại gia

Sáng, trưa, chiều, được về nhà hưởng cơm

Ngoài ra ở mộ luôn luôn

Chưa đi xa được với dương xa gần

Đó là Luật của Đình Thần

Báo cho người trần để biết lo toan

Một là trần nhớ luật ban

Khi người mới mất phải làm, phải lo

Mất ở nhà thuận lợi cho

Gia đình không phải âu lo gọi hồn.

  1. Nếu mất ở viện, trên đường

Đưa về phải gọi vong hồn về theo.

  1. Khi về phải gọi thêm nhiều

Gọi hồn theo xác, gọi nhiều trên xe

Có hương dẫn hồn về quê

Mùi hương theo gió dẫn đưa hồn về.

  1. Nếu mất ở đường, sông, ao

Gần, xa cũng phải gọi vào hồn vong

Nhờ Quan Hà Bá dưới sông

Nhờ Quan Sứ giả, Quan không ngại gì

Nhờ Quan giúp trần một khi

Gọi hồn hãy bỏ gạo thì xuống sông (Gạo, muối lễ xong)

Gạo, muối hai thứ trộn chung

Hai ky lô gạo, muối chung gọi hồn

Nhờ Quan Sứ giả dẫn đường

Nhờ Quan Hà Bá, Thiên Vương giúp người

Giúp hồn về nhập xác rồi

Cho trần tìm thấy cảnh đời xác vong

Chín lần cầu khấn gọi xong (9)

Cho người huyết thống ở trong gia đình

Vong linh nghe thấy giật mình

Hồn lìa khỏi xác, thực tình tìm ra

Chỉ lo hồn đi quá xa

Hồn lìa khỏi xác đi xa khó tìm

Dù người chết nổi hay chìm

Gọi hồn theo xác dễ tìm được ra

Dù hồn có trôi đi xa

Các Quan sẽ giúp tìm ra giúp trần

Thấy xác nhớ đừng ngại ngần

Được đưa vong trần về tới Gia tiên

Vào nhà làm đám tang riêng

Không phải kiêng kỵ, không phiền lo chi

Không ảnh hưởng, không lo gì

Đừng ai kiêng kỵ sẽ thì khổ vong.

  1. Người chết ngoài đường nói chung

Chết do tai nạn đã cùng khổ đau

Đừng ai mê tín đi cầu

Thầy mo doạ nạt nói câu sai đường

Luật Thiên phân giải tỏ tường

Chết đường, chết chợ tai ương khổ sầu

Được đem về nhà như nhau

Không phải mê tín khổ đau cho hồn

Lớn, bé, già, trẻ dưới dương

Ai mất cũng được lo lường như nhau

Bé quá bớt nỗi xót đau

Đưa tang được sớm nhớ câu Lệnh Thần.

  1. Từ tuổi công dân có phần

Được đám tang phần tập thể lo toan.

  1. Tuổi thiếu nhi được đàng hoàng

Trống, kèn đều được đám tang tại nhà

Giờ liệm phát khăn tang ra

Đời người là một lần là như nhau

Chỉ kém thờ kèn đêm thâu

Trong ngày đưa đám, hôm sau tùy trần.

  1. Cúng cơm phục hồn có phần

Cũng như người lớn không phần kém chi.

  1. Tang ba năm, nhớ Luật ghi

Cúng cơm cũng đủ một khi trăm ngày

Bốn chín, một trăm ngày nay

Phải đếm đủ ngày bốn chín, một trăm.

  1. Ba ngày phục hồn nhớ rằng

Hai ngày chưa đủ chớ rằng làm sai.

  1. Ba năm tang bất cứ ai

Đừng nghe phản tặc tang hai năm hồn

Luật Tang cho dân trường tồn

Để cho vong được trường tồn hồn vong

Vong nhà bớt nỗi đau lòng

Con cháu chớ bỏ tang vong nửa vời

Đời người ai cũng về nơi

Suối vàng mát mẻ cuộc đời hồn vong

Đừng để vong phải đau lòng

Vì trần thất hiếu với vong gia đình.

  1. Còn điều rất cần thực tình

Vong của gia đình khi mất xa quê

Người nhà không được cận kề

Nơi hồn an nghỉ xa quê gia đình

Nhớ rằng Luật của Thiên Đình

Quy định vong mình không được đi xa

Bốn chín ngày được đi ra

Một trăm cây số về nhà hưởng cơm. (100km)

  1. Qua bốn chín ngày trở lên

Trăm rưỡi cây số vong hồn đi xa (150km)

Cúng cơm hàng ngày về nhà

Xa nhất được phép đi xa mộ hồn.

  1. Các ngày lễ ba năm dồn

Trăm ngày, bốn chín, cúng hồn một năm

Giỗ đầu, giỗ thứ, ba năm

Phải làm lễ ở nơi nằm đưa tang

Dù con cháu xa rõ ràng

Phải về nơi chốn đưa tang có mồ.

  1. Hết tang ba năm bấy giờ

Con cháu không về mời cúng ở đâu

Xa gần trần có lòng cầu

Hồn vong đi được nhớ câu Luật Thần

Ngày vong đi được ba lần

Con cháu Nội, Ngoại có phần mời vong

Nếu con cháu đông có lòng

Cúng theo lần lượt, cúng trong ba ngày

(Từ ngày chết trở về trước)

  1. Còn điều nữa phải nhớ ngay

Đời đời, mãi mãi, nhớ nay Luật Thần

Người mất, ngày mất có phần

Không tính tuổi trần, chỉ tính giờ đi

Giờ an, giờ xấu Thánh ghi

Giờ trùng, giờ chạm, giờ đi an lành

Đây là Luật Trời ban dành

Cho dân biết Luật Thiên dành trần gian

Để lo cho vong được an

Lo cho con cháu khỏi oan gia đình

Những giờ, ngày ghi thực tình

Ngày của Thiên Đình dạy xuống nhân gian

Giờ vong đi được bình an

Vong không phải khổ, được an mát hồn

Vong đi giờ chạm khổ dồn

Vong đi giờ xấu khổ hồn oan gia

Oan cho con cháu trong nhà

Anh, em ruột thịt hợp là cũng lây.

  1. Giờ trùng hãy nhớ từ đây

Mười hai giờ ngọ là nay giờ trùng

Giờ trùng một tiếng giờ hung

Ngày, đêm có một tiếng trùng không an

Còn hai tiếng chạm các Quan

Mười một rõ ràng cho đến mười hai

Mười ba, mười bốn không sai

Trong hai tiếng chạm cả hai không lành

Mười bảy, mười tám rõ rành

Một tiếng không lành, giờ chạm không an

Gọi là giờ chạm các Quan

Cứ tính giờ đã ghi sang cho trần

Không phải xem thầy, không cần

Đừng xem thầy trần họ chẳng biết chi

Họ có lòng tham một khi

Họ lừa, họ doạ để khi nhà mình

Nghe họ gọi cúng linh tinh

Phí tiền của mình lại sợ thêm lo.

  1. Thầy Thiên có lời Thánh cho

Ghi lời Thánh đọc giúp cho dân mình

Sách Thánh là lời Thiên Đình

Giúp dân nước mình giúp cả phần vong.

  1. Nhà ai có người mất xong

Mất vào giờ chạm, giờ vong không lành

Nhờ thầy giúp giải độ dành

Cho vong cho cả gia đình khỏi lo

Việc lớn phải nhờ thầy to

Còn các việc bé tự lo, tự làm

Hoặc nhờ Tổ quy giúp sang

Có sách tự làm ai biết cứ lo.

Đây lời của Thánh dặn dò

Dân ta làm được hãy lo cho mình

Trước là báo hiếu vong linh

Sau cho gia đình không bị khổ sai

Tâm Linh Thánh đọc từng bài

Đoàn trưởng ghi rõ không sai tý nào

Đoàn trưởng làm thầy Thánh trao

Ghi giúp đồng bào cả nước Nam ta.

 

Kính viết theo lời Cha đọc tại Đền Hòa Bình, Sao Đỏ-Chí Linh-Hải Dương

Trưởng đoàn Phạm Thị Xuyến.

  

Diễn giải lời Cha dạy các việc tang ở trên:

 

  1. Nhà có người mất ở tại nhà được thuận lợi, không phải gọi hồn ngay, chỉ khi liệm vào quan mới gọi hồn 3 lần về nhập xác.
  2. Khi đã đưa tang xong nhập mộ cho vong xong, vong phải ở mộ sau từ 1 – 2 tiếng vong mới được về nhà, mỗi ngày được về 3 lần: sáng, trưa, chiều vào giờ cúng cơm, ngoài ra phải ở mộ, ai rước hồn vong về ngay là sai, không được.
  3. Nếu ai mất ở bệnh viện hoặc trên đường, đưa về nhà nhớ gọi họ tên hồn đã mất ở viện nào, trên đường đi ở đâu, mời hồn về nhập xác để cùng về tới gia đình được an, có hương dẫn hồn về, cần 3 nén là được, đi đường cũng phải gọi hồn, người nhà gọi càng tốt, được đưa xác về nhà không kiêng.
  4. Nếu ai bị mất do tai nạn cũng làm như vậy, gọi hồn trai 7 lần, gái 9 lần, (3 hồn 7 vía Nguyễn Văn A ở đâu về nhập xác ngay; nữ 3 hồn 9 vía ở đâu về nhập xác nơi này là……..) Kính nhờ Quan Sứ giả giúp cho gia đình, giúp cho vong là……. hồn được về nhập xác.
  5. Nếu mất ở sông, hồ, ao, suối phải cần có gạo + muối (1,5kg gạo và 0,5 kg muối), cắm 5 nén hương rồi ghi sớ hoặc đơn có ghi rõ người nhà tín chủ ở đâu, họ tên, tuổi người mất ở đâu, để nhờ các Quan, Thánh, Thần, Quan Hà Bá dưới sông, Quan Sứ giả giúp cho gia đình tìm xác người mất, không phải tiền vàng mã, có lễ chay, mặn tuỳ tâm, khi lễ đọc đơn hay sớ 9 lần, lễ xong hoá sớ hoặc đơn, gạo + muối rắc xuống sông rộng 3 mét.

– Cứ 2 tiếng lại viết đơn hoặc sớ đọc cầu các Quan xong lại hoá, viết, lễ trình 3 lần.

Lưu ý: Cần phải có người nhà cùng huyết thống (vợ hoặc chồng, con, anh, em) gọi hồn người mất để hồn đi tìm xác và nhập vào xác họ thì việc tìm xác mới được dễ dàng, nếu ở nơi nước chảy người nhà phải đi dọc sông, suối để gọi hồn.

  1. Các trường hợp bị chết ở bên ngoài, gần hay xa nhà đều được đưa xác về gia đình làm đám tang bình thường, không phải kiêng kỵ gì, gia đình nào không đưa xác về nhà là thất hiếu với người mất, đã hại vong nhà, các địa phương kiêng là sai.
  2. Người mất còn nhỏ từ 9 tuổi trở lại việc đưa tang sớm hơn cũng được.
  3. Người mất từ 10 tuổi đến 14 tuổi được kèn trống khi đưa tang; còn việc phát tang, giờ liệm như nhau, chỉ không thờ kèn đêm, đưa sớm hay muộn tuỳ ý gia đình.

Người mất từ 15 đến 17 tuổi được thờ kèn qua đêm như người lớn.

  1. Người mất từ 18 tuổi trở lên được đoàn thể làm lễ tang, được thờ kèn qua đêm, được phúng viếng.
  2. Việc cúng cơm phục hồn, lễ nghi cho người mất từ nhỏ đến già đều được cúng như nhau vì cũng là một đời người.
  3. Tang đủ 3 năm như nhau, trong đó: lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, một năm giỗ đầu, giỗ thứ hai, giỗ hết tang 3 năm, phải làm đúng ngày của vong mất, không được làm trước hoặc sau ngày vong mất.
  4. Câu đối 100 ngày lễ cất mâm phải hoá cho vong âm, không được để nhuộm dùng.
  5. Quần áo phải đốt cho vong có ghi sớ nhờ Quan Sứ giả dẫn hộ vong, đốt làm 3 lần.
  6. Hết tang 3 năm phải hóa (đốt) hết khăn tang, áo tang của gia đình, con cháu, anh em.
  7. Những ngày việc của vong phải làm ở tại nhà nơi đưa tang, nơi gần phần mộ, nơi thờ hồn cúng cơm vì vong mới chỉ được phép đi không quá 100km đường dài, vong phải luôn ngày đêm ở mộ.
  8. Cúng cơm xong 49 ngày vong đi được 150km về nơi cúng cơm về đến phần mộ vong; sau 100 ngày vong được xa hơn đến nhà con cháu.
  9. Có nhà bố mẹ đi ở với con cháu ở xa khi mất lại đem xác về quê chôn cất, sau 1 tuần đã cúng cơm tại nhà con, con không biết bố mẹ có được hưởng gì không? Không được, vì đường quá xa vong phải nhờ các Quan đem cơm giúp vong, thầy mo không biết điều này, chỉ biết nam mô cúng xong là xong, được hay không, không biết vì không có Thánh dạy.
  10. Hết 3 năm mãn tang có thể ngày giỗ ở nhà con nào cũng được, gần, xa, được phép cúng giỗ trước 3 ngày cũng được.

 

Kính viết theo lời Thánh đọc tại Đền Hòa Bình

Trưởng đoàn Phạm Thị Xuyến